Quy luật của tạo hóa Sinh – Lão – Bệnh – Tử là điều mà không ai có thể tránh được. Việc một người ra đi về nơi vĩnh hằng là điều tất yếu.
Những việc chuẩn bị cho người quá cố, khi gần đất xa trời thể hiện tấm lòng thành kính đối với người quá cố. Và cũng là một phép tắc mà ai cũng cần phải biết.
Nhưng nhà có người mất thì phải làm gì ? Không nhiều người rõ về việc chuẩn bị tang lễ hay những điều cấm kỵ khi tang lễ.
Việc cần làm khi người bệnh hấp hối
1/ Đặt tên cúng cơm (Thúy hiệu)
Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, họ có thể tự đặt tên cho mình. Nếu đã hôn mê, thì người nhà căn cứ vào đức tính của người bệnh lúc sinh thời để đặt tên hiệu.
2/ Thiết hồn
Dùng 7 thước (thước ta) lụa trắng phủ lên ngực người bệnh trước khi tắt thở (với hàm ý đón hơi thở người bệnh vào đó). Khi nào người bệnh đã nhắm mắt xuôi tay, đem tấm lụa này kết thành hình dạng người thân có đầu, mình, chân tay. Kết xong thì đặt lên trên mình người quá cố.
3/ Chúc khoáng
Trước giờ phút lâm chung, người nhà (con cháu) phải thay nhau túc trực bên giường bệnh, cần theo dõi chặt chẽ (xem đồng hồ) để biết chính xác lúc nào người bệnh tắt thở – lâm chung.
Kinh nghiệm bằng cách lây một ít bông đặt ở lỗ mũi người bệnh, khi thấy bông không động đậy nữa, đó chính là giây phút lìa trần, mà người xưa gọi là “khí tuyệt”. Nghĩa là người bệnh đã qua đời.
Tuy nhiên, việc được coi là chết hắn phải hết sức thận trọng và xem xét cực kỳ kỹ lưỡng cần phải người có kinh nghiệm để nhận biết, bởi có một số trường hợp chết lâm sàng. Rồi người bệnh lại hồi tỉnh (mà người xưa gọi đó là người bệnh đang trăn trối việc gì đó cần cho người sống biết).
Lưu ý: Lúc người già hấp hối, con cháu dù có đau đớn đến mấy cũng không được khóc thành tiếng, vì như vậy người chết sẽ không được nhẹ nhàng, thanh thản ra đi. Bạn nên ghi nhớ điều tối kỵ chính là để cho nước mắt rơi vào thi hài.
Hotline: 0938.43.77.97 ( Anh Mười )
Hotline: 0937.944.717 ( Phát )
Email: lamtienphat93@gmail.com
Website: www.phuocthientho.com
Địa Chỉ: 330/2A Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, TPHCM.